Bộ TT&TT cũng đã đưa ra chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số bằng các Nền tảng số xuất sắc Make in Vietnam. |
Chính phủ vừa yêu cầu phải đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,ínhphủyêucầuhỗtrợngườidândoanhnghiệpchuyểnđổisốket qua giao huu cau lac bo định hướng đến năm 2030; chủ động có giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi số.
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 vừa mới được Chính phủ ban hành.
Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia. Các nước đang phát triển thậm chí có thể tận dụng cơ hội để chuyển đổi số nhanh hơn. Đây là cơ hội để Việt Nam vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia.
Chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam. Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hoá hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.
Đầu năm 2021, Bộ TT&TT cũng đã đưa ra chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số bằng các Nền tảng số xuất sắc Make in Vietnam. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: Việt Nam hiện có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 98%. Khi đại dịch Covid-19 diễn ra, trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng tiêu cực.
“Nỗi đau” hiện nay của doanh nghiệp nhỏ và vừa là không có đầu ra, thị trường truyền thống bị thu hẹp lại do giãn cách, sự phụ thuộc vào các trung gian, đồng thời, vẫn phải chịu chi phí duy trì hoạt động. Doanh thu đã sụt giảm trên 50%. Số lượng doanh nghiệp nhỏ tạm ngừng hoạt động vào khoảng 24%. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới sụt giảm 15%. Khoảng 47% doanh nghiệp khi được khảo sát coi chuyển đổi lên môi trường số là nhu cầu cấp thiết, tuy nhiên, còn lạ lẫm và chưa biết bắt đầu từ đâu.
“Bộ TT&TT đặt mục tiêu trong năm 2021 sẽ có 50.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với chương trình, trong đó tối thiểu 30.000 doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm miễn phí các nền tảng”, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nói.
Bình luận về cơ hội chuyển đổi số cho Việt Nam, TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông cho rằng: "Trước đây, chúng ta đổi mới, mở cửa thị trường và hội nhập vẫn trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ. Bây giờ, chính những yếu tố này lại là giới hạn và bắt buộc chúng ta phải bước vào giai đoạn phát triển mới cùng với sự sáng tạo công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ số. Thế giới đang chuyển sang cuộc cách mạng 4.0 với công nghệ số xuất hiện mạnh mẽ như vậy là cơ hội và bắt buộc Việt Nam phải chuyển sang cuộc cách mạng này, thực chất đây là chuyển đối số. Đây là cơ hội để đất nước có thể thay đổi nhanh với khát vọng trở thành nước phát triển vào năm 2045".
Chia sẻ về chuyển đổi số, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho rằng, "Chuyển đổi số bắt đầu từ chuyển đổi tư duy, từ lãnh đạo cao cấp nhất đến đội ngũ nhân viên". Theo ông, một số vấn đề cần thực hiện để chuyển đổi số thành công là chuyển đổi số về thủ tục hành chính, tiết kiệm hàng chục ngàn tỉ cho quốc gia mỗi năm, đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chuyển đổi số trong giao dịch tài chính cũng cần chú trọng, nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng khả năng ứng dụng công nghệ số vào thanh toán, tăng khả năng kiểm soát vấn đề phát sinh do giao dịch tiền mặt. Tự động hóa và tăng cường áp dụng công nghệ số như robot, AI vào các dịch vụ cần được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Tháng 6/2020, Thủ tướng đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Theo Chương trình này, Việt Nam tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Thái Khang
Nhờ tiến trình chuyển đổi số đang được đẩy nhanh, người nông dân có thể cá thể hóa sản phẩm của mình. Người mua biết vải được chọn lọc ra sao, chăm bón thế nào, được bao nhiêu tuổi…
Coca Cola và Pepsi Cola là một ví dụ kinh điển về cạnh tranh. Cũng như vậy, các hãng hàng không American Airlines và Delta Airlines cũng là những đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đã có Coca Cola (Coke) thì bạn sẽ đánh giá Pepsi thấp hơn rất nhiều khi bạn cần giải quyết cơn khát; Coke không làm tăng thêm sức sống cho Pepsi. Giống như vậy, nếu bạn đã có vé máy bay của hãng Delta thì hãng American sẽ không còn nhiều ý nghĩa với bạn nữa.
Cách tiếp cận truyền thống xác định đối thủ cạnh tranh chính là các công ty khác trong ngành của bạn, những công ty làm ra các sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn về cả phương diện sản xuất lẫn kỹ thuật. Khi người ta càng ngày càng nghĩ nhiều hơn theo hướng tìm cách giải quyết các vấn đề của khách hàng, triển vọng của ngành cũng sẽ ngày càng trở nên ít liên quan hơn ở đây.
Khách hàng chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng, chứ không quan tâm đến việc công ty cung cấp cho họ các sản phẩm mà họ muốn là thuộc ngành này hay ngành khác.
Một cách đúng đắn để xác định đối thủ cạnh tranh là một lần nữa, hãy đặt mình vào địa vị khách hàng để tìm hiểu. Định nghĩa của chúng tôi có thể dẫn việc đặt câu hỏi: Khách hàng có thể mua những gì mà sẽ làm giảm giá trị sản phẩm của tôi đối với họ?
Khách hàng còn có những cách nào khác để thỏa mãn các nhu cầu của mình? Các câu hỏi đó sẽ dẫn đến một danh sách đối thủ cạnh tranh rất dài và đa dạng. Chẳng hạn, Intel và American Airlines suy cho cùng cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau khi dịch vụ hội đàm qua video được phát triển mạnh và dần thay thế cho các chuyến bay công tác.
Khi Microsoft và Citibank đều cố gắng giải quyết vấn đề về các giao dịch trong tương lai là tiền điện tử, thẻ thông minh, chuyển khoản trực tuyến hay một thử gì khác tương tự, họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ xảy ra ngay cả khi họ đến từ các ngành khác nhau theo cách xác định truyền thống là ngành phần mềm và ngân hàng.
Các công ty điện thoại và truyền hình cáp cùng làm việc để giải quyết một vấn đề là khách hàng sẽ liên lạc với nhau và tiếp cận các thông tin như thế nào trong tương lai. Một lần nữa, các ngành là khác nhau, viễn thông và truyền hình cáp, nhưng thị trường thì ngày càng có xu hướng trở thành một thị trường chung.
Ngày nay, các ngân hàng ở châu Âu cũng bán các dịch vụ bảo hiểm, còn các công ty bảo hiểm ở châu Âu thì bán xe hơi được khấu trừ thuế. Đó không còn là ngành ngân hàng hay bảo hiểm riêng lẻ nữa, nó đã trở thành một thị trường chung cho các dịch vụ tài chính.
Cho đến nay chúng ta mới chỉ đặt mình vào vị trí của khách hàng để xác định xem ai là người bổ trợ và ai cạnh tranh với bạn trong việc thu hút khách hàng. Nhưng đó mới chỉ là một nửa của cuộc chơi.